Chính sách đối ngoại François Mitterrand

Quan hệ Đông-Tây

Mitterrand ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn của châu Âu và duy trì mối quan hệ đặc biệt của Pháp với các cựu thuộc địa, mà ông sợ rằng đang rơi vào "ảnh hưởng của Anh." Ông hướng tới sự duy trì quyền lực của Pháp tại châu Phi dẫn tới những tranh cãi liên quan tới vai trò của Pháp trong cuộc Diệt chủng Rwanda.[29] Dù có những liên hệ với cánh tả của Mitterrand, trong thập niên 1980 nước Pháp ngày càng xa cách khỏi Liên Xô. Khi Mitterrand tới thăm Liên Xô vào tháng 11 năm 1988, truyền thông Xô viết tuyên bố ông đã 'bỏ qua một bên một thập kỷ rõ ràng uổng phí và sự mất mát của mối 'quan hệ đặc biệt' Pháp-Xô từ thời de Gaulle'.

Tuy nhiên, Mitterrand đã lo lắng về sự sụp đổ nhanh chóng của khối Xô viết. Ông phải đối sự thống nhất nước Đức, thậm chí đã nghĩ tới một liên minh quân sự với Nga để ngăn chặn nó, "được nguỵ trang như việc cùng sử dụng các quân đội để đương đầu với các thảm hoạ tự nhiên".[30] Ông đã thực hiện một chuyến viếng thăm gây tranh cãi tới Đông Đức sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ông phản đối sự thay đổi công nhận với CroatiaSlovenia, mà ông cho rằng dẫn tới tình trạng bạo lực ở Nam Tư.

Pháp tham gia vào cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) với liên quân Liên hiệp quốc.

Chính sách châu Âu

Những thành tựu chính của ông là trên bình diện quốc tế, đặc biệt trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Ông ủng hộ việc mở rộng Cộng đồng để bao gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (hai nước gia nhập tháng 1 năm 1986). Tháng 2 năm 1986 ông giúp Đạo luật Một châu Âu đi vào thực hiện. Ông đã cộng tác tốt với Helmut Kohl và cải thiện đáng kể quan hệ Pháp-Đức. Họ đã cùng nhau đề xuất Hiệp ước Maastricht, được ký kết ngày 7 tháng 2 năm 1992. Hiệp ước được cuộc trưng cầu dân ý phê chuẩn và thông qua với chỉ hơn 51% số phiếu.

Bài diễn văn năm 1990 tại La Baule

Bài chi tiết: Bài diễn văn La Baule

Phản ứng trước một phong trào dân chủ tại châu Phi sau sự sụp đổ năm 1989 của Bức tường Berlin, ông đã có bài phát biểu La Baule nổi tiếng vào tháng 6 năm 1990 gắn viện trợ phát triển với các nỗ lực dân chủ từ các cựu thuộc địa của Pháp, và trong đó ông phản đối việc phá giá đồng CFA Franc. Chứng kiến một "làn gió phía Đông" thổi tại Liên Xô cũ và Đông Âu, ông nói rằng một "làn gió phía Nam" cũng đang thổi ở châu Phi, và rằng các lãnh đạo nhà nước phải đáp ứng những mong đợi và ước vọng của người dân bằng một sự "mở rộng dân chủ", gồm một hệ thống đại diện, bầu cử tự do, đa đảng phái, tự do báo chí, tư pháp độc lập, và xoá bỏ kiểm duyệt. Nhắc lại rằng Pháp là nước có nỗ lực cao nhất về viện trợ phát triển, ông thông báo rằng Các nước kém phát triển (LDCs) sẽ chỉ nhận được các khoản viện trợ (để ngăn cản sự gia tăng nhanh chóng của Nợ nần của Thế giới thứ Ba trong thập niên 1980, và hạn chế tỷ lệ lãi xuất ngay lập tức xuống 5% cho các nước đang chuyển tiếp (như, Côte d'Ivoire, Congo, CameroonGabon). Trong một lời ám chỉ rõ ràng tới hệ thống ám muội được gọi là Françafrique, ông cũng chỉ trích chủ nghĩa can thiệp vào các vấn đề chủ quyền, mà theo ông chỉ là một hình thức khác của "chủ nghĩa thực dân." Tuy nhiên, theo Mitterrand, điều này không dẫn tới sự giảm chú ý của Paris tới các cựu thuộc địa, Mitterrand vì thế tiếp tục chính sách châu Phi mà de Gaulle đã bắt đầu từ năm 1960, sau sự thất bại của việc thành lập Cộng đồng Pháp năm 1958. Tổng thể, bài diễn văn La Baule của Mitterrand, đánh dấu sự chuyển biến trong chính sách của Pháp với các cựu thuộc địa, đã được so sánh với loi-cadre Defferre năm 1956 dẫn tới tính cảm chống thực dân.[31] Tuy nhiên, các lãnh đạo châu Phi hầu hết phản ứng hờ hững. Omar Bongo, Tổng thống Gabon, tuyên bố rằng ông đã có "các sự kiện hỏi ý kiến ông ta;" Abdou Diouf, Tổng thống Senegal, nói rằng theo ông, giải pháp tốt nhất là một "chính phủ mạnh" và một "phe đối lập có thiện ý;" Tổng thống Chad, Hissène Habré (biệt hiệu "Pinochet châu Phi") tuyên bố rằng điều đó trái ngược với yêu cầu mà các nhà nước châu Phi cần đồng thời tiến hành dựa trên một "chính sách dân chủ" và "các chính sách kinh tế xã hội hạn chế chủ quyền của họ", (trong một sự ám chỉ rõ ràng tới "các chương trình sửa đổi cơ cấu của Quỹ Tiền tệ Quốc tếNgân hàng Thế giới." Hassan II, cựu quốc vương Morocco, đã nói rằng "châu Phi quá mở cửa với thế giới để không biết tới điều đang xảy ra ở đó", nhưng các quốc gia phương Tây phải "giúp các nền dân chủ non trẻ mở cửa, mà không đặt một con dao trên cổ họng nó, mà không có một sự chuyển tiếp sang chế độ đa đảng tàn bạo."[32] Tóm lại, bài phát biểu La Baule đã được cho là một mặt "một trong những nền tảng đổi mới chính trị tại vùng châu Phi nói tiếng Pháp", và mặt khác "sự hợp tác với Pháp", điều này dù "không ăn nhập và mâu thuẫn, như bất kỳ một chính sách công cộng"[33]

Phát hiện HIV

Tranh cãi xung quanh việc phát hiện Virus gây suy giảm miễn dịch trên người (HIV) lên cao sau khi nhà nghiên cứu Mỹ Robert Gallo và nhà khoa học người Pháp Luc Montagnier đều tuyên bố phát hiện ra nó. Hai nhà khoa học đặt cho virus những cái tên khác nhau. Vụ tranh cãi cuối cùng được dàn xếp bởi một thoả thuận (với sự giúp đỡ trung gian của Dr Jonas Salk) giữa Tổng thống Ronald Reagan và Mitterrand trao bằng công nhận tương đương cho cả hai và đội của họ.

Đồng hoàng tử Andorra

Ngày 2 tháng 2 năm 1993, trong vai trò đồng hoàng tử Andorra, Mitterrand và Joan Martí Alanis, là Giám mục Urgell và vì thế là đồng hoàng tử Andorra, đã ký một hiến pháp mới cho Andorra, sau này được một cuộc trưng cầu dân ý phê chuẩn tại công quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: François Mitterrand http://orf.at/stories/2241125/ http://www.netscape.qc.ca/article/?cat=Monde&artic... http://www.fremeaux.com/index.php http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9B0... http://www.thenation.com/doc.mhtml?i=19960129&s=si... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://fr.news.yahoo.com/13032007/290/carole-bouqu... http://www.agoravox.fr/article.php3?id_article=209... http://www.diplomatie.gouv.fr/fr/IMG/pdf/B0100_-fi... http://www.lefigaro.fr/actualite-france/2008/07/25...